Trái phiếu niêm yết là gì? Điều kiện đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp

Niêm yết trái phiếu là công việc phải làm sau khi phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây là điều kiện bắt buộc và chung cho tất cả các loại trái phiếu khi phát hành trên thị trường hiện nay. Vậy trái phiếu niêm yết là gì? Trái phiếu không niêm yết là gì? Điều kiện niêm yết trái phiếu trên thị trường là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Trái phiếu niêm yết là gì?

Trái phiếu niêm yết là loại hình trái phiếu đã được đăng ký và lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD). Trái phiếu niêm yết được giao dịch tại các sàn chứng khoán tập trung như HOSE hoặc HNX. Và việc thực hiện các hoạt động giao dịch mua/bán trái phiếu phải được tuân theo các quy định của Sở giao dịch chứng khoán niêm yết.

Trái phiếu niêm yết là gì
Trái phiếu niêm yết là gì?

2. Trái phiếu không niêm yết là gì?

Ngược với trái phiếu niêm yết là trái phiếu không niêm yết hay còn gọi là trái phiếu chưa niêm yết. Vậy trái phiếu không niêm yết là gì?

Trái phiếu không niêm yết là những loại trái phiếu chưa được đăng ký và lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng nghĩa với đó là các trái phiếu chưa niêm yết sẽ không được giao dịch trên sàn chứng khoán tập như HOSE, HNX,… Tại thị trường chứng khoán chưa niêm yết, các công ty hoặc doanh nghiệp nhỏ khi gọi vốn có thể bỏ qua một số thủ tục hành chính và không cần phải đảm bảo chi phí đăng ký.

3. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải là các trái phiếu đã được chào bán ra công chúng. Mỗi sàn giao dịch chứng khoán sẽ có các quy định và điều kiện niêm yết khác nhau đối với trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể:

Sàn giao dịch chứng khoán HOSE Sàn giao dịch chứng khoán HNX
– Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

– Hoạt động kinh doanh tại 2 năm liền kề trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn 1 năm và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính Nhà nước.

– Có từ 100 người trở lên sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành.

– Hồ sơ đăng ký niêm yết phải hợp lệ theo quy định.

– Các trái phiếu trong cùng đợt phát hành có cùng 1 ngày đáo hạn.

– Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng trở lên theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

– Hoạt động kinh doanh của năm liền kề trước đó phải có lãi.

– Hồ sơ đăng ký trái phiếu niêm yết đúng quy định.

– Các trái phiếu trong cùng đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn.

4. Các thủ tục, quy định về trái phiếu niêm yết

4.1. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu

Theo Khoản 2, Điều 118 Nghị định 155, khi đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức phát hành cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy Đề nghị đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định.
  • Sổ đăng ký người sở hữu trái phiếu được lập trong thời hạn 1 tháng trước thời điểm đăng ký niêm yết trái phiếu.
  • Hợp đồng tư vấn niêm yết chứng khoán giữa công ty chứng khoán và tổ chức phát hành.
  • Giấy chứng nhận trái phiếu của tổ chức phát hành đã được đăng ký lưu ký chứng khoán tập trung của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
  • Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết với nhà đầu tư: điều kiện thanh toán, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi,….
Trái phiếu niêm yết
Cần chuẩn bị các giấy tờ theo hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định

4.2. Thủ tục đăng ký

Thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Sở Giao dịch chứng khoán đưa ra quyết định chấp thuận niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ.
  • Tổ chức đăng ký niêm yết trái phiếu phải đưa trái phiếu vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết.

4.3. Quy trình thực hiện niêm yết trái phiếu

Quy trình thực hiện niêm yết trái phiếu được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký niêm yết trái phiếu nộp hồ sơ cho Sở Giao dịch Chứng khoán.

Bước 2: Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận, thẩm định và kiểm tra, gửi công văn sửa hoặc bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao dịch Chứng khoán có Quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết trái phiếu và công bố thông tin trên phương tiện truyền thông của Sở GDCK. Trường hợp không được chấp thuận, Sở phải có văn bản và trả lời lý do rõ ràng.

Giao dịch trái phiếu niêm yết
Quy trình thực hiện đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp

5. Tại sao trái phiếu cần phải được đăng ký niêm yết?

Việc niêm yết trái phiếu doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho thị trường hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Nhằm giải quyết một số vấn đề khuyết tật thị trường như thông tin không rõ ràng, chính xác. Việc niêm yết trái phiếu cũng tạo cơ hội để các thành viên quản lý và giám sát với nhau thông qua Sở GDCK hay Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Niêm yết trái phiếu doanh nghiệp giúp đảm bảo tính thanh khoản, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, kéo thêm được nhiều nguồn vốn từ nền kinh tế. Đồng thời, hạn chế được các rủi ro về thanh toán cũng như hoạt động giao dịch mua/bán trái phiếu.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ trái phiếu niêm yết là gì, các điều kiện và thủ tục, quy định về đăng ký niêm yết trái phiếu như thế nào. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể comment ở bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính, có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hơn tại website: kienthucdautu.net nhé!

Hoàng Anh

Mình là Hoàng Anh - Mình có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và hiện là quản trị website kienthucdautu.net. Với chuyên môn và kinh nghiệm của cá nhân, mình mong muốn sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích hất về đầu tư tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *